Gà Lôi tía

  •   29-12-2015 

Gà lôi tía có tên khoa học: Tragopan temminckii, họ: Trĩ Phasianidae, bộ: Gà Galliformes.

Gà Lôi tía
Gà Lôi tía

Mô tả:

Chim đực trưởng thành có bộ lông với nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi nhìn chung giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô thiển hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam.

Sinh học:

Thức ăn chủ yếu lá chồi lá cây, hạt và côn trùng. Chim nuôi đẻ vào tháng 4. ấp 28 ngày. Trứng có kích thước trung bình (54 x 40mm).

Nơi sống và sinh thái:

Sống định cư ở rừng sâu, nơi có cây cối rậm rạp, trên độ cao từ 1500m trở lên. kiếm ăn và làm tổ trên cây.

Phân bố:

Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 – 3000m).

Thế giới: Không có

Gà Lôi tía
Gà Lôi tía

Giá trị:

Loài chim đặc hữu quý hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Nơi sống bị thu hẹp và bị tác động do tập quán khai phá rừng và săn bắt của đồng bào các dân tộc ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tiến hành điều tra nghiên cứu về hiện trạng, vùng phân bố và số lượng để có biện pháp bảo vệ thích hợp.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 138.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trịnh Ngọc Lâm
Sđt: 0971 800 800
Địa chỉ: Đường Quang Trung – Vĩnh An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.
Email: thienduongchimviet@gmail.com

Xem thêm về các loại gà khác: