Kỹ thuật làm chuồng trại chim Công
- 15-01-2016
Chuồng trại Chim Công được làm bằng các vật liệu khá đơn giản chủ yếu được dùng: Lưới B40, lưới cước ( lưới cào đi biển) quây xung quanh. Một số vật liệu làm mái che: tấm lợp Proxi măng, tâm lợp nhựa. Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng, kho có sẵn sau đó cải tạo lại. Nền chuồng thường được rải cát (loại cát vàng, độ dày từ 10 tới 20 cm tùy điều kiện) để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng, hạn chế các loài giun sán. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát (tắm nắng) làm sạch bộ lông .
Với quy trình nuôi công nghiệp
Một ô chuồng trại chim Công tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :
*Rộng ngang : 3 – 4m
*Dài 5 – 6 m
*Cao 3 – 4m
Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim công trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ). Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công (6 – 12 tháng tuổi) .
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của chuồng trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng, hẹp ngang khác nhau. Miễn sao đảm bảo các yếu tố: Thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.
Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt, gió lùa. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn.
Về phần nóc chuồng trại có thể lợp toàn phần (trong nhà xưởng) hoặc lợp bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ trú ấn khi mưa tạt, gió lùa, thời tiết thay đổi.
Chim Công được đánh mã số (vòng chân) để tiện theo dõi, tránh hiện trạng đồng huyết. Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau (sử dụng vách ngăn: lưới thép B40).
* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ, hoặc cuớc ni lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn, dẫn đến hiện tượng thủng, tắc diều.
Nên có 1 ô chuồng trại (chuồng phụ) đẻ tách riêng những cá thể chim Công bị bệnh cho tiện công tác theo dõi, điều trị.
Mọi người gặp khó khăn chăm sóc và nuôi dưỡng loài chim này có thể liên lạc với mình để được tư vấn. Số đt: 01639 300 300 gặp Lâm. Chúc mọi người thành công. ^_^