Tổng quan về chim Trĩ đỏ – P2

  •   17-03-2017 
  1. TỔNG QUAN VỀ CHIM TRĨ ĐỎ – p2
  • Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở 

Chim trĩ đỏ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch, Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 – 80 trứng. Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn, thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp, Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn, Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn, và quản lý vật nuôi. Nếu cho ăn tăng lượng đạm động vật, canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả/ ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm. Việc nhân giống chim không nên áp dụng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra.

trĩ đỏ khoang cổ trắng
trĩ đỏ khoang cổ trắng

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim. Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng phôi trứng, và kỹ thuật ấp.

  • Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng chim trĩ:

a) Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự (gà mái hoa mơ, gà tre…). Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn.

b) Dùng máy ấp: Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp. Thời gian ấp nở khoảng 23 – 24 ngày. Hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tùy theo giai đoạn:

Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 52-57 %

Tuần thứ 2: Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 52 – 57 %

Tuần thứ 3: trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 65 %( ấp đa kỳ thì mang khay trứng ra khỏi máy rùi phun nước để tăng ẩm tránh ảnh hưởng ẩm độ với những trứng mới ở giai đoạn 1 và 2).

Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò sớm. Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có các hoạt chất bảo quản trứng rất tốt. Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt. Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe

  • Chăm sóc chim Trĩ đỏ qua các thời kỳ sinh trưởng

Nuôi chim con (giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi : Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đảm bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa, mưa tạt. Che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công: Chó, mèo, chuột. Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15 – 20 ngày/ lần

Thức ăn: sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới. Tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu ta sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống.

Nuôi chim trưởng thành: Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc. Tỉ lệ pha tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim: có thể dùng tới 60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh: rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ … Hạn chế cho các loại thức ăn lạ: tôm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy.

Trong quá trình nuôi đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn, mổ nhau: Vị trí mổ thường tập chung vào mắt, đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau :

+ Tách riêng cá thể chim bị đánh, hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3 – 5 ngày sau đó thả lại bình thường.

+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất: Ca, Zn, Mg… Có thể sử dụng loại thuốc chống cắn, mổ bán tại các tiệm thuốc thú y để pha vào thức ăn cho chim.

+ Cắt hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim trĩ (đây là liệu pháp bắt buộc trong quy trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn ). Việc cắt hoặc mài mỏ dưới của chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình (vì phần mỏ dưới bị che khuất). Không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trĩ trống. Vì thực chất chim trĩ đỏ đạp mái thời gian diễn ra rất nhanh (từ 15 – 30 giây) không nhất thiết cần sự hỗ trợ của bộ mỏ, nếu có chỉ cần mỏ trên là đủ. Ngoài ra việc cắt, mài mỏ còn loại bỏ được nguyên nhân ăn trứng của chim. Đây là lý do một số người đã nuôi chim trĩ đỏ trong thời gian dài vẫn không thấy chim sinh sản. Tuy được xem là phương pháp kỹ thuật tiêu biểu và sử dụng rộng rãi trên thế giới song với người nuôi chim trĩ của Việt Nam lại quan niệm chim cắt mỏ là chim Trĩ của Trung Quốc.

Thực tế trong danh mục các loại chim không có khái niệm chim trĩ đỏ TQ, chim Trĩ đỏ Thái Lan hay Việt Nam. Mà đó chỉ là vùng phân bố của chim trĩ đỏ. Vì vậy chỉ có 1 loại chim trĩ đỏ khoang cổ duy nhất như hình trên, Khi đưa vào môi trường nuôi nhân tạo thì ngoại hình, trọng lượng của chim do người nuôi quyết định: Ví dụ : Nếu sử dụng 100% cám tổng hợp làm khẩu phần ăn, chim trĩ sẽ rất nhanh lớn và có thể đạt trọng lượng > 2kg/ con. Tuy nhiên chất lượng thịt thương phẩm sẽ giảm vì mất dần tính hoang dã của chim, đồng thời sức đề kháng của chim cũng kém đi. Với chim mái có thể dẫn đến hiện tượng béo mỡ mà không sinh sản được.

  • Phòng và trị bệnh

Phòng Bệnh

Với chim trĩ giống mới nở: Sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng (amoxilin, peniciline, gentamicine…)pha vào nước uống với liều lường như hướng dẫn trên bao bì. Khi chim trĩ từ 5 – 7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt, mũi bằng vaccin lasota (ngừa dịch tả). Mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt (nhỏ 2 lần, lần sau cách lần trước 15 ngày). Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống. Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng. Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần

*Vị trí tiêm: tiêm dưới da hoặc tiêm vào ức, lườn chim, không tiêm vào bắp đùi chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật.

trĩ đỏ khoang cổ trắng
trĩ đỏ khoang cổ trắng

Trị Bệnh

Các bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ đỏ :

Bệnh cầu trùng: vì nuôi nhốt với số lượng lớn nên tình trạng nhiễm cầu trùng là rất phổ biến. Dùng các loại thuốc đặc trị cầu trùng: ESB3, Baycox 2.5%…

Bệnh tiêu chảy do Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng thuốc đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng như hướng dẫn trên bao bì)

Bệnh về đường hô hấp: (CRD, CCRD): Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết , hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị như Lincospectin của mỹ chích với liều lượng 1cc/ 5kg. Hoặc có thể dùng CRD 92 (TP: spiramycine), Tylo – Doxy của công ty GreenVet sản xuất cho uống như hướng dẫn trên bao bì và một số loại kháng sinh khác.

Bệnh đau mắt (sưng mặt). Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, một trong hai bên má sưng: Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Điều trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Ngoài ra trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.

Xem lại Phần 1

Mọi người gặp khó khăn chăm sóc và nuôi dưỡng loài chim này có thể liên lạc với mình. Số đt: 01639 300 300 gặp Lâm. Chúc mọi người thành công. ^_^